Scholar Hub/Chủ đề/#nhà máy nhiệt điện/
Nhà máy nhiệt điện là một loại nhà máy sản xuất điện bằng cách sử dụng nhiệt năng từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than hoặc dầu mỏ. Quá trình hoạt động của...
Nhà máy nhiệt điện là một loại nhà máy sản xuất điện bằng cách sử dụng nhiệt năng từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than hoặc dầu mỏ. Quá trình hoạt động của nhà máy nhiệt điện bao gồm việc cháy nhiên liệu trong lò đốt để tạo ra nhiệt năng, sau đó nhiệt năng này được chuyển thành năng lượng cơ học thông qua việc đun nước để tạo hơi nước và quay động cơ turbine. Động cơ này sau đó sẽ kích hoạt máy phát điện để sản xuất và cung cấp điện năng cho hệ thống lưới điện. Nhà máy nhiệt điện được xây dựng với quy mô lớn và có khả năng cung cấp điện lớn cho các khu vực hoặc thành phố.
Để hiểu chi tiết hơn về nhà máy nhiệt điện, ta có thể xem xét các thành phần và quy trình hoạt động cụ thể:
1. Lò đốt: Đây là nơi nhiên liệu như than hoặc dầu mỏ được đốt cháy. Quá trình cháy tạo ra nhiệt năng cao, làm tăng nhiệt độ của hơi nước trong lò.
2. Bình chứa nước nóng: Hơi nước từ lò đốt được chuyển vào bình chứa nước nóng, nơi mà nhiệt năng của hơi nước được nắng đều và nâng cao nhiệt độ của nước.
3. Turbine: Nước nóng từ bình chứa được đưa vào turbine, một thiết bị có cánh quay. Nhiệt năng của nước biến đổi thành năng lượng cơ học khi nước chảy qua turbine. Quá trình này tương tự nhưng hoạt động của một động cơ thủy lực.
4. Máy phát điện: Turbine kích hoạt máy phát điện, là thiết bị biến đổi năng lượng cơ học thành năng lượng điện. Máy phát điện sử dụng từ trường để tạo ra điện.
5. Hệ thống làm mát: Do quá trình cháy nhiên liệu tạo ra nhiệt, cần có hệ thống làm mát như hệ thống làm mát bằng nước hoặc hệ thống làm mát bằng không khí để điều chỉnh nhiệt độ và đảm bảo hoạt động ổn định của nhà máy.
Nhà máy nhiệt điện có nhiều lợi ích, bao gồm khả năng cung cấp điện lớn, đáng tin cậy và có thể hoạt động liên tục. Tuy nhiên, nhà máy nhiệt điện cũng có nhược điểm như gây ô nhiễm môi trường khi cháy nhiên liệu hóa thạch và tiêu tốn lượng nước lớn. Do đó, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp điện đã tìm cách phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió để thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện.
Ứng dụng mô hình MIKE 21FM đánh giá tác động của nước xả từ nhà máy nhiệt điện Thăng Long đến khu vực lấy nướcTóm tắt: Hiện nay có rất nhiều các nhà máy nhiệt điện đã và đang được xây dựng trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh có sẵn nguồn tài nguyên than đá như Quảng Ninh, Thái Bình hay Ninh Thuận. Việc nghiên cứu đánh giá lan truyền nhiệt cho các nhà máy là thực sự cần thiết do nhiệt độ của nước làm mát sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công suất của nhà máy. Bài báo này thực hiện nghiên cứu đánh giá lan truyền nhiệt do tác động của nước xả của nhà máy nhiệt điện Thăng Long. Trong thiết kế của nhà máy [1, 2], đường ống xả nước nóng của nhà máy được đặt ở thượng lưu sông Mằn, trong khi đó cửa hút nước làm mát lại đặt ở hạ lưu sông Mằn – khu vực Vịnh Cửa Lục. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thực hiện tính toán và đánh giá tác động do lan truyền nhiệt bằng phương pháp mô hình hóa. Nhóm tác giả đã sử dụng bộ công cụ MIKE 21FM kết hợp với thực địa khảo sát đo đạc các yếu tố địa hình, thủy hải văn tại khu vực nghiên cứu. Với biên độ nhiệt chênh lệch giữa nước hút và nước xả nhỏ hơn 8oC được coi là bất lợi đối với hiệu suất của nhà máy, kết quả tính toán cho thấy dòng nước nóng xả ở thượng lưu sông Mằn đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới nhiệt độ nước tại vị trí cửa hút, đặc biệt vào mùa hè khi triều rút. Số lượng giờ nước tại vị trí cửa hút vượt ngưỡng trong tháng cao nhất là 153 giờ vào tháng VII.
Từ khóa: Mike 21FM, lan truyền nhiệt, nhiệt điện.
Đánh giá khả năng áp dụng công nghệ thu tách CO2 cho các nhà máy nhiệt điện của PetrovietnamTrong những năm gần đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã phát triển mạnh ngành công nghiệp điện. Năm 2012, Tập đoàn đã sản xuất và cung cấp cho lưới điện Quốc gia 15,27 tỷ kWh điện, bằng 110,2% so với kế hoạch năm, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2011. Cùng với việc phát triển các dự án điện, Petrovietnam rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trường, trong đó giảm thiểu phát thải CO2, SOx, NOx, bụi… từ các nhà máy. Bài viết giới thiệu công nghệ thu tách CO2 từ các nhà máy điện và đánh giá khả năng áp dụng công nghệ này cho nhà máy nhiệt điện của Petrovietnam.
#-
Tối ưu hóa vật tư dự phòng cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy nhiệt điệnCác nhà máy nhiệt điện phải dự phòng vật tư tồn kho phục vụ cho công tác vận hành, bảo dưỡng sửa chữa nhằm đảm bảo yêu cầu duy trì độ khả dụng và tin cậy cao nhất. Giá trị vật tư tồn kho rất lớn, ảnh hưởng đến chi phí vốn sản xuất kinh doanh, do đó cần phải tối ưu hóa vật tư tồn kho. Bài báo đề xuất một số định hướng nhằm tối ưu hóa vật tư tồn kho giúp các nhà máy điện giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
#Thermal power plant #spare parts #inventory #thermal power plant maintenance and repair
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà máy nhiệt điện khí thuộc Petrovietnam trên thị trường điện Việc tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (Vietnam Competitive Generation Market - VCGM)đang đặt các nhà máy điện khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) trước thách thức rất lớn, đặc biệt là khi cơ chế hoạt động của thị trường này đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, ngoài việc kiến nghị với Nhà nước tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, các nhà máy cần chủ động thực hiện các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm quản lý chi phí, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Trong bài báo này, tác giả phân tích khó khăn của các nhà máy nhiệt điện khí khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
#Vietnam Competitive Generation Market #PPA #Contracts for differences
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của máy biến áp chính trong các nhà máy nhiệt điệnMáy biến áp chính là thiết bị điện quan trọng trong các nhà máy điện giúp nâng điện áp từ khoảng 20 - 26kV ở đầu ra của máy phát lên 220 - 230kV. Sau một thời gian sử dụng cần đánh giá lại tổn thất, hiệu suất, chế độ vận hành để có các giải pháp tăng hiệu quả làm việc và hạn chế sự cố, đồng thời kéo dài tuổi thọ máy biến áp.Nhóm tác giả đã khảo sát tại 5 nhà máy điện (Cà Mau 1 & 2, Nhơn Trạch 1 & 2 và Vũng Áng 1) với các máy biến áp có công suất từ 231 - 300MVA, đ. vận hành từ 6 - 13 năm. Từ kết quả đo đạc, nhóm tác giả đã xây dựng phần mềm CLET (Computing Losses and Efficiency of Transformer) để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và hiệu quả làm việc của các máy biến áp, từ đó đề xuất chế độ vận hành, bảo trì, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ của máy biến áp.
#Transformer #thermal power #losses #efficiency #CLET
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ đốt than cho nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch IVới ưu điểm nâng cao được hiệu suất nhà máy, giảm tiêu hao nhiên liệu và phát thải ra môi trường, công nghệ siêu tới hạn và trên siêu tới hạn được xem là các công nghệ tiên tiến hiện nay trong các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, việc nâng cao các thông số hơi sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban đầu. Bài báo nghiên cứu đánh giá, phân tích và lựa chọn các thông số hơi tối ưu và công nghệ đốt phù hợp cho các nhà máy nhiệt điện than công suất lớn (>300MW) tại Việt Nam. Việc phân tích lựa chọn dựa trên dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các yếu tố về chi phí đầu tư, kinh nghiệm xây dựng và vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa cũng như thị trường cung cấp thiết bị với việc tính toán, phân tích, so sánh các thông số kỹ thuật giữa các phương án thông số hơi khác nhau để từ đó lựa chọn được công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bài báo đã lựa chọn được công nghệ phù hợp cho nhà máy điện Quảng Trạch I.
#nhà máy nhiệt điện #công nghệ siêu tới hạn #trên siêu tới hạn #công nghệ đốt #thông số hơi
Mô hình hóa hệ thống quá nhiệt của lò hơi nhiệt điệnTrong bài bài báo này chúng tôi giới thiệu một mô hình toán học mới cho hệ thống quá nhiệt 2 cấp của lò hơi nhiệt điện. Mô hình toán học này được kiểm chứng trên cơ sở so sánh giữa kết quả mô phỏng trên Matlab/Simulink với kết quả thu được từ thực nghiệm của hệ thống quá nhiệt hai cấp của lò hơi công suất 196 t/h ở nhà máy lọc dầu Dung Quất. Kết quả thu được cho thấy sự phù hợp về đặc tính động học của mô hình toán với đặc tính động học thu được từ thực nghiệm với sai lệch tuyệt đối trung bình MAD = 5,1%, sai lệch trung bình MD = 2,3%, sai số chuẩn SE= 0,7%. Khi so sánh trạng thái xác lập của mô hình toán với trạng thái xác lập thu được từ thực nghiệm tại một số điểm phụ tải đặc trưng của lò hơi thì cũng cho thấy sai số này không vượt quá 0,32%.
#mô hình hóa bộ quá nhiệt #điều chỉnh nhiệt độ hơi #mô hình hóa lò hơi #nhà máy nhiệt điện #lò hơi
Tính toán khả năng giải tỏa công suất của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (công suất 1.200MW gồm 2 tổ máy) là nhà máy nhiệt điện than có công suất lớn nhất hiện nay, mỗi năm cung cấp khoảng 7,2 tỷ kWh điện cho lưới điện quốc gia. Dựa trên phần mềm tính toán hệ thống điện PSS/E, nhóm tác giả đã tính toán các kịch bản vận hành của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, từ đó đưa ra các giải pháp để giải tỏa công suất, nâng cao hiệu quả vận hành của nhà máy.
#Optimisation of operation #short circuit #power flow #capacity
Ăn mòn và bảo vệ chống ăn mòn bên trong hộp nước biển làm mát trong thiết bị bình ngưng của các nhà máy nhiệt điệnCác nhà máy điện sử dụng turbine hơi (Nhà máy Điện Cà Mau 1 & 2, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 3, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4…) chủ yếu dùng nước biển làm mát cho thiết bị bình ngưng. Thiết bị này bao gồm: giàn ống titan, giá đỡ ống và hộp chứa nước làm mát chế tạo bằng thép carbon. Bài báo phân tích nguyên nhân, cơ chế ăn mòn bên trong của hộp chứa nước biển làm mát của các nhà máy nhiệt điện, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát ăn mòn hiệu quả.
#Galvanic corrosion #sea-water cooling box #condenser #thermal power station #cathodic protection
Nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng nước khử khoáng tại các nhà máy nhiệt điệnNước khử khoáng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất điện năng, hiệu suất của nhà máy nhiệt điện và phụ thuộc vào thông số công nghệ, quá trình vận hành. Việc nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng nước khử khoáng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu suất vận hành của các nhà máy nhiệt điện. Trong bài báo này, các tham số vận hành ảnh hưởng đến lượng nước khử khoáng sẽ được nhóm tác giả nghiên cứu và phân tích làm cơ sở cho việc phân tích quy hoạch thực nghiệm. Số liệu đầu vào tính toán là các dữ liệu quan trắc tại các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam. Kết quả phân tích thống kê thực nghiệm xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ nước khử khoáng, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu hóa lượng nước khử khoáng sử dụng tại các nhà máy nhiệt điện.
#Demineralised water #DOE #thermal power plant #water consumption #water environment